Vòng Lặp Trong Python (For, While) Cơ Bản

Vòng lặp trong Python

Đối với ngôn ngữ Python, người sử dụng sẽ được hỗ trợ những kiểu vòng lặp để xử lý những yêu cầu liên quan đến nó. Hiện tại, Python mang đến cho chúng ta khá nhiều giải pháp để chạy vòng lặp. Có thể thấy được những phương pháp hỗ trợ tính năng cơ bản là khá giống nhau nhưng cú pháp và thời gian để người dùng kiểm tra là khác nhau. Chính vì vậy, bài viết sau sẽ như một người bạn hỗ trợ bạn trong hành trình chinh phục vòng lặp trong Python trong tương lai.

Giới thiệu về vòng lặp trong Python

Vòng lặp đã trở nên rất đỗi quen thuộc ở hầu hết ngôn ngữ lập trình. Trong Python, chúng tôi nghĩ nó cũng không quá lạ lẫm đối với các bạn. Nói cách khác, vòng lặp được hiểu như một cấu trúc điều khiển lặp đi lặp lại một khối code vài lần hay cho tới khi nó thỏa mãn một điều kiện bất kỳ.

Hiện nay, có hai dạng vòng lặp chính đó là vòng lặp while và vòng lặp for. Hãy theo chúng tôi để khám phá hai dạng vòng lặp trong Python này nhé.

Vòng lặp trong Python
Hình 1. Vòng lặp trong Python

1. Vòng lặp While

Đầu tiên, chúng ta phải kể đến là vòng lặp While. Loại vòng lặp này sẽ được dùng để lặp lại một khối lệnh cho tới khi một điều kiện thỏa mãn. Sau đây, mời bạn tìm hiểu về cấu trúc của vòng lặp While này bên dưới.

Vòng lặp While
Hình 2. Vòng lặp While

Cấu trúc:

while điều_kiện:

# các câu lệnh được lặp lại khi điều kiện là True

Dựa trên cấu trúc ở trên, “điều kiện” được hiểu nôm na như một biểu thức được trả về “True” hay “False”. Trong trường hợp điều kiện lúc đầu là đúng “True” thì những khối mã nằm trong nó sẽ chạy và tiếp đến là điều kiện ngay lập tức được kiểm tra lại.

Không những thế, khi điều kiện là “True” thì khối mã sẽ chạy một lần tiếp theo. Chỉ khi điều kiện thay đổi sang “False” thì nó sẽ dừng lại. Để giúp các bạn hiểu thêm về vòng lặp While, chúng tôi trình bày ví dụ sau.

Ví dụ:

i = 0

while i < 10:

print(i)

i += 1

Kết quả:

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Từ ví dụ trên, chúng ta có thể thấy được vòng lặp While có chức năng lặp lại khối lệnh cho tới khi biến i = 10. Giá trị của nó sẽ được tăng lên 1 cứ qua mỗi lần lặp. Kết quả cuối cùng được xuất ra màn hình và vòng lặp sẽ dừng kh i chạm ngưỡng giá trị là 10 và điều kiện của nó không thỏa mãn nữa.

2. Vòng lặp For

Dạng vòng lặp tiếp theo mà chúng tôi muốn nhắc đến chính là vòng lặp For. Vòng lặp này được dùng để thực hiện thao tác lặp lại một tập hợp những phần tử trong một danh sách, chuỗi, và bộ. Hãy làm quen với cấu trúc vòng lặp For bên dưới.

Vòng lặp For
Hình 3. Vòng lặp For

Cấu trúc:

for biến in tập_hợp:

# các câu lệnh được lặp lại cho mỗi phần tử trong tập hợp

Dựa trên cấu trúc này sẽ thấy biến được dùng để lưu trữ giá trị của mỗi thành phần trong một tập hợp. Lúc này, tập hợp chính là một đối tượng chứa những thành phần cần lặp. Biến được gán giá trị của thành phần hiện tại và những câu lệnh trong vòng lặp For sẽ chạy tương ứng với mỗi lần lặp.

Ví dụ:

fruits = ["apple", "banana", "cherry"]

for fruit in fruits:

print(fruit)

Kết quả:

apple

banana

cherry

Ví dụ trên được thực hiện để lặp lại mỗi phần tử trong danh sách “fruits” và xuất giá trị của nó. Biến “fruit” sẽ được gán giá trị của phần tử hiện tại và hiển thị ra màn hình sau mỗi lần lặp.

3. Vòng lặp lồng nhau

Sau khi đã làm quen với hai vòng lặp For và vòng lặp While ở trên, các bạn nên tìm hiểu thêm kỹ thuật lập trình vòng lặp lồng nhau. Nó hỗ trợ bạn lặp lại một khối mã nhiều lần mà với mỗi vòng lặp khi thực thi ở bên trong một vòng lặp khác.

Nói cách khác, bạn sẽ dùng nó khi thực hiện nhiều tác vụ với những phần tử lồng nhau hay phép tính toán tương ứng với cấu trúc dữ liệu. Có thể nói đến là mảng hai chiều hay danh sách lồng nhau.

Ví dụ:

# Tính tổng các phần tử của ma trận

matrix = [[1, 2, 3], [4, 5, 6], [7, 8, 9]]

sum = 0

for row in matrix:

for num in row:

sum += num

print("Tổng các phần tử của ma trận là:", sum)

Người dùng sẽ phải áp dụng hai vòng lặp For để lồng vào nhau nhằm phục vụ cho việc lặp những phần tử trong một ma trận hai chiều. Sau đó, tính tổng những phần tử này. Lúc này, vòng lặp ngoài cùng sẽ làm nhiệm vụ lặp những hàng có trong ma trận và vòng lặp ở phía trong sẽ lặp lại những phần tử theo mỗi hàng.

Mặt khác, phải cộng giá trị của những phần tử đó vào biến “Sum” khi lặp qua từng phần tử. Bước cuối cùng chỉ việc xuất ra tổng của tất cả phần tử đó thôi.

Lời kết

Vòng lặp trong Python luôn là đề tài được nhiều dân lập trình quan tâm và muốn đào sâu để phục vụ cho các dự án lớn sau này. Chúng tôi hy vọng bài viết đã phần nào gỡ được khúc mắc cho các bạn trong quá trình học lập trình nhé. Nếu có ý kiến đóng góp, xin vui lòng để lại thông tin bên dưới bài viết này. Xin cám ơn!

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *