Lệnh Rẽ Nhánh C++ (If, Else, Swich Case)

Lệnh rẽ nhánh C++

Trong các bài học trước chúng ta đã tìm hiểu được cú pháp, khai báo hằng và biến cũng như toán tử trong C++, chuyên đề tiếp theo mà các bạn nên nghiên cứu đó là lệnh rẽ nhánh C++. Trong phạm vi bài viết này, quý đọc giả sẽ có cơ hội tìm hiểu và nắm bắt thông tin liên quan đến lệnh rẽ nhánh C++.

Lệnh rẽ nhánh trong C++ là gì?

Lệnh rẽ nhánh trong C++ được xem là cấu trúc điều khiển hỗ trợ dự án hay chương trình trong quá trình xử lý những thao tác khác nhau tùy vào yêu cầu điều kiện khác nhau.

Lệnh rẽ nhánh C++
Hình 1. Lệnh rẽ nhánh C++

1. Lệnh If-Else

Sau đây, xin mời các bạn cùng xem cú pháp lệnh rẽ nhánh C++ bên dưới:

if (điều kiện) {

// các câu lệnh sẽ được thực thi nếu điều kiện đúng

} else {

// các câu lệnh sẽ được thực thi nếu điều kiện sai

}

Chú thích:

– Điều kiện được xem như biểu thức mang giá trị “True” hay “False”. Trong trường hợp điều kiện đúng, những câu lệnh ở khối đầu tiên sẽ chạy trước. Ngược lại, những câu lệnh ở khối thứ hai sẽ thực hiện.

Tiếp theo, chúng tôi xin trình bày ví dụ liên quan đến cấu trúc rẽ nhánh If-Else trong C++.

Lệnh IF-Else trong C++
Hình 2. Lệnh IF-Else trong C++

Ví dụ 1:

#include <iostream>

using namespace std;

int main() {

int x = 10;

if (x > 5) {

cout << "x is greater than 5";

} else {

cout << "x is not greater than 5";

}

return 0;

}

Sau đó, các bạn chạy đoạn code trên và xuất kết quả: “x is greater than 5”. Lúc này, x sẽ lớn hơn 5 và mang giá trị 10.

Ví dụ 2:

#include <iostream>

using namespace std;

int main() {

int age = 18;

if (age < 18) {

cout << "You are not old enough to vote.";

} else {

cout << "You are old enough to vote.";

}

return 0;

}

Kết quả: “You are old enough to vote” bởi vì ‘age’ trả giá trị về 18 và nó lớn hơn hay bằng 18.

2. Lệnh Switch-Case

Khi đã tìm hiểu kỹ về lệnh If-Else, chúng tôi xin tiếp tục trình bày lệnh rẽ nhánh thứ hai trong C++. Đó chính là lệnh Switch-Case. Nói cách khác, lệnh ‘Switch’ ở C++ được biết đến như cấu trúc điều khiển hỗ trợ chương trình kiểm tra các giá trị trên một biểu thức và có khả năng thực thi các tác vụ liên quan đến giá trị đó.

Lệnh Switch Case trong C++
Hình 3. Lệnh Switch Case trong C++

Hãy cùng xem cú pháp của lệnh Switch-Case bên dưới:

#include <iostream>

using namespace std;

int main() {

int age = 18;

if (age < 18) {

cout << "You are not old enough to vote.";

} else {

cout << "You are old enough to vote.";

}

return 0;

}

Lúc này, ‘expression’ được ví như biểu thức kiểm tra. Còn ‘value1’ và ‘value2’ sẽ là những giá trị mà các biểu thức được hỗ trợ hay ở trạng thái mặc định như ‘default’. Hành động mặc định này sẽ được thực thi trong trường hợp biểu thức không bằng giá trị bất kỳ ở trên.

Ví dụ:

#include <iostream>

using namespace std;

int main() {

int day = 4;

switch (day) {

case 1:

cout << "Monday";

break;

case 2:

cout << "Tuesday";

break;

case 3:

cout << "Wednesday";

break;

case 4:

cout << "Thursday";

break;

case 5:

cout << "Friday";

break;

case 6:

cout << "Saturday";

break;

case 7:

cout << "Sunday";

break;

default:

cout << "Invalid day";

break;

}

return 0;

}

Từ ví dụ này có thể thấy được biến ‘day’ sẽ mang giá trị là 4 từ đó lệnh ‘switch’ có thể được chạy đến case 4 và xuất ra màn hình với chuỗi “Thursday”. Trong trường hợp ‘day’ mang một giá trị khác, chẳng hạn như 8 thì lệnh ‘switch’ có thể được thực thi theo hành động mặc định rồi hiển thị kết quả: “invalid day”.

Thế nào là lệnh lồng nhau trong C++?

Lệnh lồng nhau trong C++ được hiểu là cách dùng một hay nhiều lệnh nằm ở phía trong một lệnh khác. Có thể hiểu là quá trình lệnh lồng nhau sẽ hỗ trợ thực thi những hành động trong một điều kiện hay vòng lặp.

Ví dụ:

#include <iostream>

using namespace std;

int main() {

int x = 5;

if (x > 0) {

cout << "x is positive. ";

if (x % 2 == 0) {

cout << "And x is even.";

} else {

cout << "And x is odd.";

}

} else if (x == 0) {

cout << "x is zero.";

} else {

cout << "x is negative.";

}

return 0;

}

Từ ví dụ trên, người dùng có thể dùng lệnh lồng nhau để phục vụ cho việc kiểm tra giá trị cho biến ‘x’. Trong trường hợp x>0, kết quả sẽ hiển thị “x is positive” và sau đó kiểm tra xem ‘x’ có chia hết cho 2 hay không rồi từ đó quyết định ‘x’ là số lẻ hay chẵn.

Nếu ‘x’ = 0 thì kết quả hiển thị “x is zero”. Nếu x<0, kết quả xuất ra màn hình là “x is negative”. Lúc này, “x is positive and x is odd”. ‘x’ mang giá trị 5 và nó là số lẻ.

Lời kết

Lệnh rẽ nhánh C++ được áp dụng trong hầu hết các chương trình C++ để kiểm tra biểu thức đúng hay sai và từ đó thực thi hành động tương ứng với điều kiện được giao. Như vậy chúng tôi đã đem đến cho bạn một bài học quý giá về cấu trúc cũng như ví dụ liên quan đến lệnh rẽ nhánh C++. Cuối cùng, đừng quên chia sẻ bài viết này cho bạn bè nếu cần thiết để cùng nhau tạo nên một cộng đồng lớn mạnh.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *